Các đại biểu cắt băng khai mạc buổi lễ |
Bà Hồ Thị Hồng Chi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang cho biết, Tây Nguyên luôn có sức hút mạnh mẽ đối với du khách và một điều đặc biệt không thể không nhắc đến, đó chính là âm thanh của núi rừng Tây Nguyên với tiếng cồng chiêng cuốn hút, làm đắm say đắm lòng người.
Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Cồng chiêng Tây Nguyên đặc biệt hay, cồng chiêng chính là cuộc sống của người dân Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng thì thấy được cả không gian làm rẫy, không gian lễ hội... của người Tây Nguyên.
Với mong muốn được giới thiệu đến người dân tỉnh An Giang nói riêng, du khách nói chung, mỗi khi đến với An Giang có cơ hội tìm hiểu về giá trị văn hóa và những nét độc đáo của cồng chiêng Tây Nguyên, Bảo tàng An Giang phối hợp với Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tổ chức giao lưu, trưng bày chuyên đề “Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - xưa và nay”.
Trưng bày bao gồm 74 hình ảnh được thể hiện bằng phương pháp đồ họa trên chất liệu gọn nhẹ, hiện đại kết hợp nhóm hiện vật là 4 bộ chiêng của người Ê đê, Gia rai, M'nông, Xơ đăng và trang phục, cùng một số nhạc cụ truyền thống.
Tiết mục biểu diễn cồng chiêng của Đoàn ca múa dân tộc tỉnh Đắk Lắk |
Trưng bày chuyên đề “Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – xưa và nay” tại An Giang được đầu tư, đổi mới cả về mặt nội dung và hình thức thể hiện. Bên cạnh đó, có chương trình trình diễn, giao lưu diễn tấu cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống... vào tối 12/9mang đến cho người dân địa phương, du khách trong và ngoài tỉnh được thưởng thức các loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc và hấp dẫn của đồng bào Tây Nguyên, cùng chương trìnhgiao lưu văn hóa của đồng bảo dân tộc Khmer ở tỉnh An Giang.
Lãnh đạo tỉnh An Giang xem nhạc cụ cồng chiêng Tây Nguyên |
Trưng bày chuyên đề “Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – xưa và nay” phục vụ khách tham quan miễn phí từ nay đến ngày 12/10 tại Bảo tàng tỉnh An Giang.
Giới thiệu về cồng chiêng Tây Nguyên tại triển lãm |
Duy Anh
Chia sẻ bài viết: |