Trong thời cổ đại khi đàn ông "năm thê bảy thiếp" phụ nữ thì chỉ chính chuyên một chồng. Nhưng thực tế rất ít đàn ông nhà nghèo “ế vợ” vì sao?
Thời đại xưa là sự bất công dành cho phụ nữ, họ không có quyền quyết định cuộc sống của mình thì việc chung chồng là điều không tránh khỏi. Trong khi đàn ông năm thê bảy thiếp phụ nữ thì chỉ chính chuyên một chồng. Nhưng thực tế rất ít đàn ông nhà nghèo “ế vợ”, bởi thời xưa sinh nhiều con gái hay vì một lý do nào khác?
Xã hội trọng nam khinh nữ
Dưới sự cai trị của hệ thống triều đại phong kiến cổ đại, tư tưởng trọng nam khinh nữ vô cùng nặng nề. Thời cổ đại, đàn ông có thể làm quan, có thể đến lầu xanh tìm thú vui, cũng có thể quang minh chính đại nạp năm thê bảy thiếp. Trong khi đó, nữ giới không có bất cứ một quyền hạn gì. Họ phải sống phụ thuộc vào người khác, "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Bản thân họ không được có chủ kiến, và quan trọng nhất nữ giới vô tài mới là đức hạnh.
Trong hôn nhân, nữ giới không có quyền chủ động trừ khi họ là thiên kim tiểu thư. Nếu đã gả vào nhà ai thì họ phải chịu cảnh đó cho dù người đàn ông không ra gì cũng không được phép li hôn. Thậm chí, họ còn phải chịu cảnh "chia" chồng với nhiều phụ nữ khác.
Lý do đàn ông nhà nghèo có thể lấy được vợ
Những người đàn ông giới thượng lưu có thể nạp năm thê bảy thiếp, đồng nghĩa với việc tỷ lệ kết hôn giữa nam và nữ không đồng đều trong xã hội. Vậy lý do nào để đàn ông nhà nghèo có thể lấy được vợ?
Lý do thứ 1: Thời cổ đại, kinh tế kém phát triển, mọi xung đột đều được giải quyết bằng chiến tranh. Mỗi khi xã hội rối loạn, thì số lượng người chết không ít. Nhưng bất kể là loạn gì, phụ nữ bao giờ cũng được giữ lại. Chính vì thế, sau mỗi lần chiến loạn, tỷ lệ phụ nữ lại nhiều hơn nam giới, để cân bằng nên nhiều phụ nữ lấy chung một chồng là chuyện thường thấy.
Lý do thứ 2: Cứ vài trăm năm lại thay đổi triều đại và có sự ra đời một thể chế quốc gia mới. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng nhất. Bất kể triều đại, khi chiến tranh hàng vạn nam giới chết trận là chuyện bình thường. Chính vì thế, việc một đàn ông cổ đại đa thê là chuyện tất yếu.
Lý do thứ 3: Do trình độ y học còn kém, tỉ lệ sinh không cao, tỷ lệ trẻ sơ sinh chết yểu cũng cao, cộng thêm tuổi thọ của người cổ đại cũng ngắn. Giai cấp thống trị đương thời muốn gia tăng dân số để có thêm tô thuế, có thêm binh lính để bảo vệ thiên hạ của mình nên cổ vũ việc sinh nhiều. Với tư tưởng "đông con nhiều phúc" tỉ lệ sinh tăng mạnh, nam ít hơn nữ nên việc phụ nữ phải tự nguyện chung chồng là bình thường.
Lý do thứ 4: Triều đình sẽ quy định độ tuổi kết hôn hợp pháp cho phụ nữ chưa kết hôn, đặt tuổi kết hôn là 13 hoặc 14 tuổi, đồng thời quy định tất cả phụ nữ không được quá 18 tuổi mà chưa kết hôn. Nếu phụ nữ quá tuổi kết hôn hợp pháp mà chưa kết hôn, chính quyền sẽ can thiệp và cưỡng chế phạt tiền hàng năm đối với phụ nữ đủ tuổi kết hôn hợp pháp mà chưa kết hôn. Số tiền được xác định theo hệ thống triều đình thời bấy giờ, nhưng số tiền thường không nhỏ, và những người dân thường nghèo không thể có khả năng nộp phạt được, vì vậy gia đình vẫn sẽ tìm cách gả con gái đã đến tuổi càng sớm càng tốt. Do đó, trai nghèo vẫn có cơ hội lớn để cưới vợ mà không lo quá nhiều về tiền sính lễ.