Sắp tới (15/10), hàng loạt trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội

02/10/2024 12:00

Sắp tới (15/10), hàng loạt trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội, người làm nghề cần nắm rõ

Thứ tư, 08:32 02/10/2024 | Đời sống

Theo dõi Gia đình và Xã hội trên

News

GĐXH - Từ ngày 15/10/2024, Nghị định số 110/2024/NĐ-CP quy định 6 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội. Đó là những hành vi nào? Bài viết dưới đây cung cấp thông tin liên quan để bạn đọc tham khảo.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong công tác xã hội từ ngày 15/10/2024?

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 110/2024/NĐ-CP quy định 6 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội từ ngày 15/10/2024 như sau:

- Cung cấp, công bố, tiết lộ, phá hủy thông tin, dữ liệu cá nhân của đối tượng mà không được sự đồng ý của đối tượng hoặc người giám hộ hoặc người đại diện trừ trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

- Từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

- Lợi dụng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trục lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.

- Lợi dụng hành nghề công tác xã hội để trục lợi chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân.

- Thu các khoản chi phí, lợi ích ngoài khoản thù lao và chi phí được thoả thuận thống nhất với tổ chức, cá nhân trong hợp đồng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Lợi dụng hành nghề công tác xã hội, cung cấp dịch vụ công tác xã hội để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sắp tới (15/10), hàng loạt trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội

Để làm nghề công tác xã hội cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định. Ảnh minh họa: TTCTXH TPHCM

Hành nghề công tác xã hội phải đáp ứng điều kiện gì từ ngày 15/10/2024?

Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ điều kiện sau đây được hành nghề công tác xã hội:

- Đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công tác xã hội.

- Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Nghị định 110/2024/NĐ-CP và trường hợp khác theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

- Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội do cơ quan nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Những trường hợp nào bị cấm hành nghề công tác xã hội?

Theo Điều 32 Nghị định số 110/2024/NĐ-CP những trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội gồm:

- Người bị kết án mà chưa được xóa án tích.

- Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Mất năng lực hành vi dan sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn hế năng lực hành vi dân sự và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Sắp tới (15/10), hàng loạt trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội

Đội thanh niên tình nguyện TP.HCM trong một chuyến tham gia khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra ở hai tỉnh Lào Cai và Tuyên Quang. Ảnh: TTO

Công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội là công việc giúp đỡ những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống. Đó có thể là bất kì nhóm người nào cần sự giúp đỡ: trẻ em, người già, người khuyết tật... hoặc thậm chí là cả động vật.

Mục tiêu của công tác xã hội là giúp những nhóm người này có thể nhận thức, giải quyết "vấn đề" của mình và vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng, góp phần ổn định, thúc đẩy xã hội phát triển.

Sắp tới (15/10), hàng loạt trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội

Đẩy mạnh công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

GiadinhNet - Thời gian qua, các cấp, các ngành ở Yên Bái đã có nhiều chính sách quan tâm, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua lồng ghép các hoạt động công tác xã hội. Từ đó, đảm bảo thực hiện tốt hơn quyền trẻ em; nâng cao nhận thức, cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội trong việc thực hiện các quyền của trẻ em; quan tâm, tạo điều kiện để mọi trẻ em được an toàn, lành mạnh.

Theo Nguồn giadinh.suckhoedoisong.vn

Sắp tới (15/10), hàng loạt trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội - Tiêu Điểm