Trong số các nước tiếp nhận lao động Việt Nam, Nhật Bản liên tục là thị trường dẫn đầu với hơn 60.0000 lao động. Trong 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản, Việt Nam cũng là nước đứng đầu cả về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào Nhật Bản và số lượng thực tập sinh đang thực tập tại nước này.
Hội nghị gặp mặt gia đình lao động đi làm việc tại Nhật Bản vừa được tổ chức tháng 11.2023 tại 2 đầu Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh của Công ty Công ty Koazu ( Nhật Bản)
Hiện tại có hơn 200.000 thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản (chiếm khoảng 50% tổng số thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản). Dự kiến hết năm 2023, số thực tập sinh, lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản là 80.000 lao động (vượt con số 68.000 lao động của năm 2022).
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan, mặc dù số lượng không ngừng tăng, nhưng người lao động Việt Nam đang có tâm lý e ngại do đồng Yên Nhật thời gian qua bị mất giá đáng kể khiến cho thu nhập thực tế của lao động tại Nhật Bản giảm nhiều. Từ đó, dẫn đến người lao động băn khoăn khi lựa chọn làm việc tại thị trường Nhật Bản hay thị trường lao động khác.
Bên cạnh Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) cũng là một trong những thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, với số lao động tiếp nhận luôn đứng thứ hai. Hiện đã có gần 50.000 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chỉ tính riêng Đài Loan (Trung Quốc) đã tiếp nhận gần 5.000 lao động.
Trong giờ học của Thực tập sinh kỹ năng của Chi nhánh Tocontap Hải Dương
Ngoài ra các thị trường khác như Hàn Quốc cũng đã có hơn 3.000 lao động; Hungary hơn 2000 lao động; Singapore hơn 1000 lao động nam; Romani gần 1000 lao động; Ba Lan hơn 651 lao động; Ả rập xê út gần 300 lao động. Một thị trường mới khác hiện cũng có số lao động Việt Nam đi làm việc tăng trưởng tốt là Hungary.
Nhiều chương trình, dự án đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản được Bộ LĐTBXH Việt Nam phối hợp với Nhật Bản triển khai như Chương trình thực tập sinh kỹ năng; Chương trình lao động kỹ năng đặc định; Chương trình đưa điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đang phát huy hiệu quả.
Đặc biệt mới đây, Chính phủ Nhật Bản quyết định mở rộng thêm 9 ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm và nhà hàng vào danh sách các ngành nghề không có thời hạn làm việc đối với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định và nâng những ngành nghề người lao động nước ngoài có thể lưu trú dài hạn lên 12 ngành, nghề.
Lao động của Tocontap liên tục bay sang Nhật làm việc
Tại Nhật Bản hiện có tới 85 ngành nghề tuyển dụng thực tập sinh ở 7 khối ngành lớn gồm: Nông nghiệp, điện tử, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may và cơ khí - kim loại, chế biến thủy sản. Nhận định của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho thấy, đến năm 2030, Nhật Bản cần thêm 630.000 nhân lực nước ngoài để bổ sung vào lực lượng lao động thiếu hụt.
Các chuyên gia nhận định, trên thị trường lao động quốc tế hiện nay, vì thiếu nhân lực, các quốc gia như Nhật Bản có chính sách cởi mở hơn nhưng vẫn đưa ra yêu cầu đối với lao động nhập cảnh, đó là điều kiện chuyên môn, chứng chỉ nghề, trình độ ngoại ngữ. Theo các đơn vị tuyển dụng thì Nhật Bản đưa ra chính sách cũng như yêu cầu về lao động của các nước phải có trình độ chuyên môn, được cấp chứng chỉ, nội dung đào tạo tương đối phù hợp với quy chuẩn Nhật Bản.
Ông Đặng Văn Châm, Giám đốc Chi nhánh Tocontap tại Hải Dương (Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn (TOCONTAP SAIGON JSC) cho biết: Số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tính đến tháng 11 đã đạt hơn 120% kế hoạch năm 2023, đây là một tín hiệu tích cực sau 2 năm tạm ngưng xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản do ảnh hưởng của nạn dịch Covid-19.
Trong những tháng cuối năm, gần như tuần nào TOCONTAP SAIGON JSC cũng tiễn các đoàn thực tập sinh lên đường sang Nhật Bản làm việc với các đơn hàng có mức thu nhập cao như: Điều dưỡng, nông nghiệp, xây dựng, cơ khí, thực phẩm... Riêng chi nhánh Tocontap Hải Dương đã trở thành đối tác tin cậy của Công Ty KOAZU với ngành nghề Dịch vụ khách sạn với mức lương ổn định và chế độ làm tiệc tốt. Năm 2023 Chi nhánh Hải Dương đã tuyển chọn, đào tạo và đưa được 50 TTS qua Nhật làm việc. Mục tiêu năm 2024 sẽ đưa thêm 80 TTS sang Nhật. Công việc tuyển chọn, đào tạo nguồn tại trường lúc nào cũng có trên 100 thực tập sinh học nghề, học tiếng.
Phụ huynh thực tập sinh Nhật Bản rất vui mừng khi được tham dự buổi gặp mặt với đơn vị tuyển dụng, đơn vị sử dụng lao động.
Để đạt được chỉ tiêu trên, công tác tuyển dụng, sàng lọc được ưu tiên hàng đầu, công tác quản lý cũng được chú trọng nhằm gắn kết với mối quan hệ người tuyển dụng, người sử dụng và gia đình người lao động. Trong công tác đào tạo bên cạnh về giaó dục định hướng, kỹ năng nghề, còn đặc biệt chú trọng về kỹ năng tiếng Nhật.
Hội thảo gặp gia đình lao động Việt Nam đang và sẽ làm việc tại Công ty cổ phần Koazu và Công ty cổ phần bất động sản Sumitomo Villa Fontaine, Nhật Bản vừa diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày 24-25/11/2023. Buổi gặp mặt diễn ra thân tình, nồng ấm, thắt chặt mối quan hệ giữa các đơn vị phái cử, nghiệp đoàn quản lý đào tạo, sử dụng lao động và gia đình các thực tập sinh kỹ năng với phương châm nhất quán: Nhân viên luôn được ưu tiên hàng đầu.
Ông Makoto Tokumaru, Giám đốc điều hành của Công ty Koazu chia sẻ với phóng viên
Trao đổi với chúng tôi, cả ông Makoto Tokumaru, Giám đốc điều hành của Công ty Koazu và ông Masui Toshiyuki, TGĐ Công ty cổ phần bất động sản Sumitomo Fudosan Villa Fontaine, Nhật Bản khẳng định chúng tôi muốn làm mọi cách để khách hàng hài lòng nhưng chúng tôi nghĩ rằng chỉ có thể thực hiện được điều này bằng việc phải làm cho nhân viên cảm thấy yêu mến công việc họ đang làm.
Thông qua buổi gặp mặt với gia đình lao động, một lần nữa khẳng định sự coi trọng đối của chúng tôi với công tác tuyển dụng, đào tạo thực tập sinh kỹ năng. Chúng tôi luôn chủ động cung cấp thông tin cho các thực tập sinh và phụ huynh để gia đình thật sự yên tâm.
Thu Hương