"Tôi không sinh ra trong nghề, nhưng tôi chọn gìn giữ nó." – đó là lời mở đầu chạm đến trái tim của Chú Mười Hai, một người đã quyết tâm theo đuổi nghề làm nhang nụ truyền thống trong khi biết bao nhiêu người khác lại quay lưng.
Chân dung chú 12 trong xưởng nhang.
Sinh ra trong một gia đình không liên quan đến nghề nhang, Chú Mười Hai lại có một cái duyên đặc biệt với nghề. Trong một chuyến đi tình nguyện, chú đến một xóm nghèo có những người cao tuổi vẫn lặng lẽ làm nhang nụ theo phương pháp cổ truyền. Cái mùi thảo dược ngan ngát, hình ảnh ông bà cần mẫn nặn nụ thủ công, và cả sự linh thiêng đằng sau mỗi nụ nhang đã khơi nguồn cho hành trình lớn.
Chú 12 đang nặn nhang nụ thủ công.
Giữ nghề đâu phải dễ, khi chú mở lối đi riêng với sản phẩm Nụ Ước Nguyện khắc chữ 4 mặt, nhiều người nghi ngờ, cười cợt. "Ai mà dùng nhang nụ để đốt và cầu nguyện đâu?". Vẫn không nản chí, Chú đã tự tay làm từng nụ nhang, gửi gắm tâm nguyện trong đó. Khó khăn đủ đường: vốn ít, nhân lực khan hiếm, sản phẩm thủ công bị chê . Nhưng chú Mười Hai không bỏ cuộc.
Khói nụ ước nguyện bay lên khi đốt.
Nụ Ước Nguyện 4 mặt – với các mặt khắc chữ "Mua May Bán Đắt", "Nợ Nần Xoay Chuyển", "Bình An Cầu Con", "Công Danh Sự Nghiệp" – đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng. Người ta không chỉ thắp nhang, họ thắp lên niềm tin với tín ngưỡng bao đời của ông cha ta.
Chú 12 bên những người thợ lớn tuổi.
Giờ đây, xưởng sản xuất Nụ ước Nguyện Khắc chữ 4 mặt của Chú Mười Hai đã có mấy chục lao động địa phương, sản phẩm không đủ để cung cấp. Nụ Ước Nguyện đã được công nhận là di sản văn hoá Việt Nam do Hội di sản văn hóa Việt Nam chứng nhận. Đồng thời Nụ ước nguyện 4 mặt khắc chữ cũng được hội liên hiệp các hội Unesco Việt nam công nhận - Sản phẩm văn hóa tâm Linh.
Chú 12 bên những người thợ lớn tuổi.
Ảnh Di sản văn hóa
Ảnh Unesco
"Tôi không chỉ là giữ cái nghề, tôi muốn giữ một phần bản sắc Việt, giữ lại hơi thở linh thiêng của cha ông cho thế hệ mai sau." – Chú Mười Hai chậm rãi nói khi nhìn lên những nụ nhang đang đợi khô. Chú như "người gác đền", và câu chuyện của chú đang truyền cho cộng đồng một ngọn lửa: giữ nghề cũ không là lỗi thời, mà là bản lĩnh và tình yêu văn hoá dân tộc.